Ứng dụng này có tên "myPersonality", được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge. Bài kiểm tra này được thực hiện bởi hơn 6 triệu người và một lượng lớn trong số họ đã chia sẻ dữ liệu Facebook với các nhà nghiên cứu.
Dữ liệu này cùng với kết quả bài kiểm tra đã được cung cấp cho một nhóm các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài Đại học Cambridge.
Facebook đã gỡ bỏ ứng dụng myPersonality như một phần trong nỗ lực tìm ra các ứng dụng vi phạm chính sách bảo mật dữ liệu của công ty. Nhưng sự việc vẫn là một điểm đen lớn gây ảnh hưởng không nhỏ cho mạng xã hội, vốn đã bị chỉ trích vì không thể bảo vệ dữ liệu người dùng.
Sự cố này cũng có những nét tương đồng với vụ việc Cambridge Analytica. Hơn 50 triệu dữ liệu người dùng Facebook đã bị tiết lộ và bán đi mà công ty không hề biết. Khi đó, dữ liệu cũng được thu thập thông qua một bài kiểm tra tính cách được tạo ra bởi một giáo sư tại Đại học Cambridge.
Thực tế, giáo sư Alexandr Kogan, người đã tạo ra ứng dụng đó cũng liên kết với các nhà nghiên cứu để tạo ra bài kiểm tra myPersonality. Thậm chí, nhà khoa học này còn cho biết rằng Cambridge Analytica đã cố gắng truy cập dữ liệu từ myPersonality nhưng đã bị từ chối.
Phó chủ tịch đối tác sản phẩm Ime Archibong cho biết Facebook đang làm việc trên các công cụ để bổ sung tính năng thông báo cho người dùng biết dữ liệu có bị các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ ba sử dụng sai mục đích hay không.
Theo Zing
" alt=""/>Facebook tiếp tục để lộ thông tin hơn 3 triệu người dùngẢnh minh họa
Khi Trung Quốc tiếp tục cấm sử dụng các ứng dụng VPN và công cụ khác để ngăn mọi người vượt “tường lửa”, công dân nước này phải chung sống trong khu vườn Internet khép kín. Baidu và WeChat được sử dụng thay cho Google và Facebook. Những ứng dụng như vậy trở nên ngày càng quan trọng với cuộc sống trực tuyến, khiến mọi người có ít lý do để “vượt rào”.
Trên thế giới, các hãng công nghệ tăng cường vay mượn những công thức thành công từ Trung Quốc. Facebook Messenger có một số tính năng như trò chơi, thanh toán di động. Facebook còn ra mắt Lasso, ứng dụng video dạng ngắn có nhiều điểm tương đồng với TikTok của Bytedance.
Trung Quốc đặt mục tiêu ra mắt 5G thương mại tại các thành phố lớn và trung bình, đạt 40 triệu kết nối 5G vào năm 2020. Đến năm 2025, con số này dự kiến đạt 460 triệu kết nối, chiếm 28% cả nước.
Từ lắp đặt camera nhận diện gương mặt trên đường phố đến sử dụng robot để bảo vệ khách sạn, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực. Họ cũng bán công nghệ ra nước ngoài. Các startup như SenseTime, Megvii trở thành nhà xuất khẩu giải pháp trí tuệ nhân tạo cho bảo mật và giám sát lớn tại Đông Nam Á, Mỹ Latinh và châu Phi.
Hệ thống tín dụng xã hội dự kiến vận hành vào năm 2020 và đã có một số hạng mục được triển khai. Hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân bị xếp vào nhóm không đáng tin và bị cấm mua vé máy bay, đi tàu cao tốc. Ở cấp thấp hơn và thủ công hơn, các thành phố nhỏ chấm điểm công dân để khuyến khích hành vi tích cực như tham gia hoạt động cộng đồng.
" alt=""/>10 phát hiện quan trọng hàng đầu từ báo cáo Internet Trung Quốc 2019